Võ Thanh Thúy UV BCH Công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành
Giải phóng và phát triển toàn diện đối với phụ nữ là một trong những mục tiêu của Cách mạng Việt Nam, một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Do vậy, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta, vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã được xác định rất rõ ràng, và đã có nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, theo đó thì phụ nữ phải được bình đẳng trong các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ; văn hoá thông tin, thể thao; y tế; bình đẳng trong gia đình, trong đó thì bình đẳng về lao động và giáo dục đào tạo. Từ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới không còn là vấn đề không chỉ của ngành, một cấp mà là vấn đề có ý nghĩa thời đại của quốc gia. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành trong những năm qua đã không ngừng xây dựng và phát triển các phong trào gắn với hoạt động bình đẳng giới vì sự phát triển của phụ nữ.
Trước hết, Ban chấp hành công đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành đã tham mưu với chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của công đoàn viên về bình đẳng giới. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới đang ngăn cản sự phát triển của đất nước, từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng. Công đoàn còn tuyên truyền Luật Bình đẳng giới để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho công đoàn viên, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội. Hoạt động tuyên truyền này được thực hiện thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, các hội thi do đơn vị, do Sở Giáo dục, Công đoàn ngành tổ chức,… Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của công đoàn viên nhà trường về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của nữ giáo viên theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Nữ nhà giáo nhà trường xác định được mẫu người phụ nữ mà tương lai mong đợi là mẫu người “đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vai trò vượt ra khỏi phạm vi gia đình nhưng không đánh mất vai trò xây dựng hạnh phúc gia đình, để ngày càng có nhiều đóng góp cho xã hội mà nền tảng gia đình vẫn luôn vững chắc. Vì thế, nữ nhà giáo đều tích cực cho hoạt động giáo dục của nhà trường và sắp xếp việc nhà chu toàn, thấu đáo.
Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở còn phát động chị em tích cực tham gia các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành. Có thể kể đến những phong trào tiêu biểu như “Dạy tốt, học tốt”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, thi giáo viên giỏi các cấp, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, thi khéo tay hay làm, thi làm đồ dùng dạy học, thi Nét đẹp phụ nữ Việt,… Những hoạt động này đã góp phần động viên và cổ vũ chị em nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác chuyên môn, yêu nghề, gắn bó với trường lớp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như 8/3; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày nhà giáo Việt Nam 20/11;… được Ban nữ công cụ thể hóa nội dung và đổi mới phương thức hoạt động thu hút đông đảo nữ nhà giáo tham gia: Tổ chức cuộc thi “Cắm hoa nghệ thuật” chào mừng ngày 8/3, tổ chức cho chị em giao lưu, tham quan hè tại Đà Lạt; thi hát Karaoke; … Trong năm học 2018 – 2019, 100% công đoàn viên nữ của đơn vị xứng đáng danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; có 100% công đoàn viên nữ đăng kí tham gia và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp; có 01 giải Ba hội thi làm đồ dùng dạy học cấp tỉnh; 01 giải khuyến khích hội thi khéo tay hay làm; 01 giải phong trào hội thi Nét đẹp phụ nữ Việt. Có 05 nữ công đoàn viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở chiếm tỷ lệ 12.8%. Có 06 nữ công đoàn viên được đề nghị nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Có 01 nữ công đoàn viên được đề nghị danh hiệu chiến sĩ thi đua tỉnh. Có 01 nữ công đoàn viên được đề nghị nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nữ nhà giáo tại đơn vị còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động dạy học, phong trào, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật,…. Nữ nhà giáo đã tích cực đóng góp nhiều hoạt động liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh, tổ chức các câu lạc bộ bộ môn,… Ngay từ đầu năm học, Ban chấp hành công đoàn đã đưa các phong trào vào kế hoạch, trở thành tiêu chí thi đua, Ban nữ công xây dựng thành nhiệm vụ và triển khai thực hiện nghiêm túc. Chính vì thế, hoạt động của các phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu bằng việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn gắn liền với chăm lo xây dựng cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình văn hóa gắn với mục tiêu: “Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Xác định được phụ nữ là một trong những lực lượng quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, phát triển và tiến bộ của nhà trường, Ban chấp hành công đoàn còn tham mưu với chi ủy, ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt các công tác tổ chức, quy hoạch, đào tạo liên quan đến nữ nhà giáo. Đầu tiên là công tác quy hoạch, tạo nguồn giáo viên nữ được xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài nhưng đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên. Để bảo đảm tỷ lệ nữ trong quy hoạch, Ban chấp hành tham mưu phát hiện sớm nguồn giáo viên nữ trẻ có đủ điều kiện đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch cũng được nêu rõ và tuân thủ nghiêm, đặc biệt là yêu cầu về độ tuổi trong quy hoạch được bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ. Việc lựa chọn ứng cử viên nữ được thực hiện dân chủ, khách quan để đảm bảo cả số lượng và chất lượng, những người được chọn luôn là những tấm gương sáng, thực sự xứng đáng ở vị trí quy hoạch. Ngoài ra, việc bố trí, sử dụng viên chức là nữ cũng được xây dựng và hoàn thiện thành quy trình. Việc phân công, phân nhiệm ở các vị trí công tác luôn được cân nhắc từ góc độ giới, có tính tới đặc thù của nữ giới để bảo đảm cho chị em có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ mà không xao nhãng trách nhiệm với gia đình. Đặc biệt, công đoàn và nhà trường rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán bộ, viên chức nữ. Mọi hoạt động đào tạo bao gồm đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng, đào tạo thi nâng hạng hay đào tạo thường xuyên… đều chú ý tới yếu tố giới. Có những hình thức đào tạo linh hoạt về thời gian, địa điểm, phù hợp đối với phụ nữ đang mang thai hay nuôi con nhỏ… Tăng cường các hình thức đào tạo không tập trung nhằm tạo điều kiện cho chị em kết hợp đảm đương công việc gia đình. Động viên chị em tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị. Tính đến tháng 8/ 2019, đơn vị có 100% nữ công đoàn viên có trình độ Đại học, 18/39 nữ công đoàn viên có trình độ Thạc sĩ chiếm tỷ lệ 46,2%, có 02 nữ công đoàn viên đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ, có 06 công đoàn viên nữ có trình độ Trung cấp chính trị. Đây là những cố gắng và kết quả đáng khích lệ đối với chị em nữ.
Xác định được phụ nữ là một trong những lực lượng quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, phát triển và tiến bộ của nhà trường, Ban chấp hành công đoàn còn tham mưu với chi ủy, ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt các công tác tổ chức, quy hoạch, đào tạo liên quan đến nữ nhà giáo. Đầu tiên là công tác quy hoạch, tạo nguồn giáo viên nữ được xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài nhưng đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên. Để bảo đảm tỷ lệ nữ trong quy hoạch, Ban chấp hành tham mưu phát hiện sớm nguồn giáo viên nữ trẻ có đủ điều kiện đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Yêu cầu về tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch cũng được nêu rõ và tuân thủ nghiêm, đặc biệt là yêu cầu về độ tuổi trong quy hoạch được bảo đảm bình đẳng giữa nam và nữ. Việc lựa chọn ứng cử viên nữ được thực hiện dân chủ, khách quan để đảm bảo cả số lượng và chất lượng, những người được chọn luôn là những tấm gương sáng, thực sự xứng đáng ở vị trí quy hoạch. Ngoài ra, việc bố trí, sử dụng viên chức là nữ cũng được xây dựng và hoàn thiện thành quy trình. Việc phân công, phân nhiệm ở các vị trí công tác luôn được cân nhắc từ góc độ giới, có tính tới đặc thù của nữ giới để bảo đảm cho chị em có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ mà không xao nhãng trách nhiệm với gia đình. Đặc biệt, công đoàn và nhà trường rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán bộ, viên chức nữ. Mọi hoạt động đào tạo bao gồm đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng, đào tạo thi nâng hạng hay đào tạo thường xuyên… đều chú ý tới yếu tố giới. Có những hình thức đào tạo linh hoạt về thời gian, địa điểm, phù hợp đối với phụ nữ đang mang thai hay nuôi con nhỏ… Tăng cường các hình thức đào tạo không tập trung nhằm tạo điều kiện cho chị em kết hợp đảm đương công việc gia đình. Động viên chị em tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị. Tính đến tháng 8/ 2019, đơn vị có 100% nữ công đoàn viên có trình độ Đại học, 18/39 nữ công đoàn viên có trình độ Thạc sĩ chiếm tỷ lệ 46,2%, có 02 nữ công đoàn viên đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ, có 06 công đoàn viên nữ có trình độ Trung cấp chính trị. Đây là những cố gắng và kết quả đáng khích lệ đối với chị em nữ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác bình đẳng giới gắn với sự phát triển của phụ nữ tại công đoàn cơ sở cũng còn một số khó khăn. Thiên chức làm mẹ, làm vợ ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết nữ giáo viên mới có con nhỏ gặp nhiều khó khăn khi đảm đương cả việc trường lẫn việc nhà, nên việc tham gia hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn hạn chế. Có thể nói, bình đẳng giới không chỉ có ý nghĩa đối với phụ nữ mà còn đem lại ý nghĩa lớn lao đối với phát triển của xã hội. Đối với phụ nữ, bình đẳng giới làm thay đổi vị thế của họ, tạo ra cơ hội để họ thoát khỏi những cản trở, đem hết khả năng của mình cống hiến cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Đối với xã hội, bình đẳng giới góp phần thực hiện sự phát triển tiến bộ của xã hội, bởi con người thực sự được xem là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Trong thời gian tới, công đoàn cơ sở trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đa dạng hơn nữa các hình thức tuyên truyền, các hoạt động liên quan đến công tác bình đẳng giới, kịp thời có những đề xuất kiến nghị để bảo vệ quyền và lợi ích của nữ công đoàn viên, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới gắn với sự phát triển của nữ công đoàn viên tại đơn vị.